Cầu gỗ Ông Cọp – Cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam

Cầu gỗ Ông Cọp được mệnh danh là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam. Cây cầu nối liền khu phố Bình Thạnh, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu với các thôn phía bắc xã An Ninh Tây, huyện Tuy An của Phú Yên. Về nguồn gốc cây cầu hình thành từ năm 1998, có chiều dài 800m, chiều rộng 1,5m (có nơi rộng 1,8m để tránh 2 đầu xe). Kinh phí xây dựng cây cầu khoảng 1 tỷ đồng.

Cây cầu Ông Cọp giúp cho việc lưu thông giữa 2 vùng trở nên thuận tiện, tiết kiệm thời gian. Vật liệu chính để xây dựng cầu là gỗ phi lao và tre. Đây chính là chất liệu là nên thương hiệu của cây cầu gỗ nổi tiếng này. Hằng năm cây cầu phải đối mặt với mùa mưa bão, gây hại cho cây cầu. Nhiều lúc cầy bị cuốn trôi từng đoạn, phải sửa chữa xây dựng lại hàng tháng trời. Người dân phải đi vòng rất xa.

1. Cách di chuyển đến Cầu gỗ Ông Cọp

Để di chuyển đến Cầu gỗ Ông Cọp bạn có rất nhiều con đường để đi. Tùy vào vị trí địa lý mà bạn đang ở có thể chọn cho mình lịch trình phù hợp. Thông thường có hai hướng di chuyển nhanh, an toàn mà ai cũng biết.

– Hướng từ Tuy Hòa: Nếu bạn có mặt ở trung tâm Tuy Hòa hãy men theo đường Hùng Vương đi hướng Quốc lộ 1A. Đến chỗ đoạn giao nhau thì rẽ phải đi theo Quốc lộ 1A khoảng 35 km sẽ đến cầu gỗ Ông Cọp. Bởi vì cầu gỗ nằm sát Quốc lộ 1A nên bạn dễ dàng tìm thấy. Hoặc nếu có kinh nghiệm thì hãy sử dụng Google Maps sẽ giúp bạn xác định nhanh chóng hơn. Trên quãng đường đi từ Tuy Hòa ra Cầu gỗ Ông Cọp có rất nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng của Phú Yên. Bạn có thể ghé thăm Hòn Yến, Nhà thờ Mằng Lăng, Gành Đá Dĩa, Quảng Đức Xưa, Chùa Từ Quang,… Đó là cách kết hợp đi chơi, trải nghiệm thú vị mà bạn có thể tham khảo.

– Hướng từ Quy Nhơn: Từ thành phố biển Quy Nhơn đi theo hướng Quốc lộ 1D, đường biển Quy Nhơn – Sông Cầu xinh đẹp. Đến Cầu Bình Phú rẽ sang Quốc lộ 1A đi đoạn khoảng 35 km bạn sẽ đến cầu gỗ Ông Cọp. Trên đường đi bạn sẽ kết hợp du lịch các địa điểm như Vịnh Xuân Đài, đảo Nhất Tự Sơn, làng nước mắm Gành Đỏ… Nếu đi từ hướng này bạn nên xuất phát từ buổi sáng vì quãng đường xa. Hoặc bạn ghé tiếp tuyến Phú Yên là Gành Đá Dĩa, nhà thờ Mằng Lăng rồi nghỉ lại Tuy Hòa cũng là lựa chọn tối ưu.

2. Thời gian lý tưởng tham quan Cầu gỗ Ông Cọp

Thời điểm lý tưởng để đi Cầu gỗ Ông Cọp là vào giữa trưa về chiều. Nếu như lúc giữa trưa, mọi sinh hoạt của người dân ít lại, nên cầu gỗ vắng vẻ tiện lợi cho bạn chụp nhiều ảnh đẹp không bị gọi là cản trở giao thông. Còn về chiều là lúc bạn chụp ảnh không bị ngược sáng. Khoảng khắc hoàng hôn buông trên cây cầu gỗ thật lãng mạn biết bao. Chính vì thế mà bộ phim Ngày ấy mình đã yêu của VTV đã chọn khoảnh khắc này.

Cảnh sắc nông thôn mộc mạc ở cầu gỗ Ông Cọp. Ảnh: Sưu tầm

Tuy nhiên vào mùa mưa lũ bạn cũng hạn chế tham quan cầu gỗ. Bởi vì sự nguy hiểm khi nước dâng cao, nước lũ làm cho chiếc cầu gỗ có thể bị sập bất kỳ lúc nào. Mùa mưa chụp ảnh cầu gỗ cũng ít đẹp. Vì thế hãy cân nhắc cho mình thời điểm thuận lợi để khám phá.

3. Đi tham quan cầu gỗ Ông Cọp có mất phí không?

Đây là cây cầu dân sinh, mọi hoạt động qua lại cây cầu đều trả phí. Số tiền thu phí để sửa chữa, bảo trì cây cầu thường xuyên, đóng góp vào sinh hoạt của nhân viên canh giữ cây cầu. Cụ thể số tiền phí qua cầu bình dân như sau:

– Phí Người đi bộ qua cầu: 2.000 đồng/lượt

– Phí xe máy qua cầu: 5.000 đồng/lượt

– Phí Xe đạp qua cầu: 3.000 đồng/lượt

Một số hộ dân sống ven cây cầu được ưu tiên về phí. Trả phí tham quan cây cầu là phù hợp với sự chăm chút, bảo đảm an toàn giao thông cho người dân.

4. Chơi gì ở Cầu gỗ Ông Cọp?

Đến cầu gỗ Ông Cọp bạn sẽ trải nghiệm đi qua chiếc cầu gỗ dài nhất Việt Nam. Ngắm nhìn cảnh vật của dòng sông Kỳ Lộ, thả hồn theo phong cảnh thiên nhiên hữu tình. Cảnh từng đàn vịt nối đuôi nhau bơi lội dưới sông tuyệt đẹp. Hình ảnh người dân mò ốc dưới sông, xúc hến phản ánh nét văn hóa địa phương. Chụp ảnh ở cầu gỗ như đưa bạn ngược dòng thời gian của những điều xưa cũ. Đó là sự đơn sơ, mộc mạc, bình dị quá đỗi.

Địa điểm chụp ảnh yêu thích của giới trẻ. Ảnh: Sưu tầm

Một số trò chơi như team building, cuộc đua kỳ thú cũng thường xuyên tổ chức ở cây cầu này. Ví dụ như đội thúng dừa qua cầu, lùa vịt qua cầu,… Những trò chơi hấp dẫn này giúp bạn giải tỏa mọi lo âu, mệt mỏi trở lại nhịp sống đời thường tốt hơn.

Xung quanh cây cầu gỗ có ngôi chùa Từ Quang hay còn gọi là chùa Đá Trắng. Trong chùa có vườn xoài di sản Việt Nam, sở hữu giống xoài thơm ngon, cực phẩm của đất nước. Nếu may mắn bạn sẽ thưởng thức được loại hoa quả tiến vua này.

Theo Phú Yên Tour

Hãy Gọi Ngay 0905 91 5859 (Hotline) để được Tư Vấn Trực Tiếp và nhận được NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI chỉ có ở Phú Yên Tour.