Những làng nghề truyền thống ở Phú Yên

Phú Yên có truyền thống văn hóa hơn 400 năm từ khi khai hoang lập làng, các làng nghề sản xuất phục vụ đời sống nhân dân địa phương vì thế có lịch sử và giá trị vô cùng sâu sắc. Tính đến hiện nay vẫn còn rất nhiều làng nghề truyền thống hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Yên, thu hút nhiều du khách từ khắp nơi đến tìm hiểu, nghiên cứu. Hãy cùng Phú Yên Tour điểm danh những làng nghề nổi tiếng ở Phú Yên đang được bảo tồn và phát triển các bạn nhé!

1. Làng gốm Trường Thịnh

Làng gốm Trường Thịnh thuộc thôn 5, thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông Hòa, Phú Yên có truyền thống sản xuất các đồ gốm dân dụng phục vụ nhu cầu của bà con địa phương và các vùng lân cận. Sản phẩm chủ yếu làm từ đất sét, được nung ở nhiệt độ cao nên có màu đỏ au, sáng sủa. Hiện nay làng gồm Trường Thịnh có khoảng 34 hộ sản xuất với hơn 100 lao động lành nghề. Mùa sản xuất gốm đạt năng suất cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm, là mùa nắng nhiều, dễ dàng phơi gốm, bền chắc, màu đẹp. Những tháng còn lại là mùa mưa, thời tiết không phù hợp cho các công đoạn của làm gốm.

lang-gom-phu-yen

Du khách tự tay tạo ra sản phẩm của mình. Ảnh: Sưu tầm

Các sản phẩm gốm nổi bật của làng gốm Trường Thịnh như: ấm đun nước, bộng giếng, lu đất, ống khói, chậu hoa,… Du khách tham quan làng nghề gốm Trường Thịnh có trải nghiệm tự tay làm một sản phẩm từ đất sét dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân địa phương, sản phẩm là kỷ niệm đáng nhớ khi ghé thăm làng gốm Trường Thịnh.

2. Làng đan lát Vinh Ba

Cả đường làng ngõ hẻm của Vinh Ba trồng rất nhiều tre, nguồn nguyên liệu chính để làm ra các sản phẩm như bồ, thúng, nia, sàng, giỏ tre, vỉ bánh tráng,… Đó là điểm đặc trưng của làng đan lát Vinh Ba ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên. Hầu hết mọi người trong làng đều làm việc từ đàn ông chẻ tre, chuốt sợi, đàn bà đan lát, thanh niên chặt tre, uốn nắn đến trẻ em tham gia sắp xếp các vật dụng trong tiếng cười nói hoan hỉ, quây quần bên nhau.

lang-dat-lat-vinh-ba

Đan lát thủ công bằng tay ở Vinh Ba. Ảnh: Sưu tầm

Hiện nay làng đan lát Vinh Ba có hơn 300 lao động đang giữ nghề. Nếu như trước kia chỉ sản xuất các vật dụng phục vụ nhu cầu của bà con địa phương thì bây giờ đã thêm nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ sự kiện, du lịch như lẵng hoa, giỏ hoa, túi xách,…

3. Làng bánh tráng Hòa Đa

Làng nghề bánh tráng Hòa Đa ở xã An Mỹ, huyện Tuy An, Phú Yên, nằm cách Tuy Hòa khoảng 15 km về hướng bắc. Đây là một làng nghề nổi tiếng ở Phú Yên và khu vực miền Trung, với 300 hộ sản xuất. Bánh tráng sử dụng nguồn nguyên liệu chính là gạo Tuy Hòa, xay thành bột, trộn với mè và phơi khoảng một ngày là dùng được. Bánh tráng Hòa Đa dùng ngon nhất là cuốn thịt heo, cá ồ, bánh hỏi, xuất hiện nhiều trong hầu hết các bữa ăn của gia đình. 

lang-banh-trang-hoa-da

Thử thách tráng bánh tại làng Hòa Đa của du khách. Ảnh: VTV

Bánh tráng Hòa Đa còn sử dụng thêm các nguyên liệu khác như nước cốt dừa, hành củ, dừa nạo,… để tạo nên mùi vị đặc biệt. Những ai xa quê thường đem theo nhiều ràng bánh tráng để ăn. Chỉ cần nướng lên hoặc nhúng nước, cuốn với rau sống, cá nướng hoặc hấp, thịt heo là có cả một bữa ăn thịnh soạn, no nê. Vào những ngày lễ Tết, bánh tráng Hòa Đa trở thành món quà biếu ý nghĩa dành cho nhau, cùng vui xuân đón Tết sung túc, đong đầy.

4. Làng nước mắm Gành Đỏ

Vùng biển Gành Đỏ thuộc phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu vốn nổi tiếng bao đời nay bởi nghề sản xuất nước mắm truyền thống. Nguồn nguyên liệu chính là cá cơm dồi dào do lượng thủy sinh vật nhiều, cung cấp thức ăn cho cá nên cá cơm khi đánh bắt chất lượng. Có hơn 15 cơ sở sản xuất nước mắm và các thương hiệu nổi tiếng như Ông Già, Bà Mười, Tân Lập, Bà Bảy,…

Các công đoạn ủ nước mắm nguyên chất. Ảnh: Sưu tầm

Nước mắm Gành Đỏ có mùi vị đặc trưng riêng không lẫn vào đâu được. Cá cơm và muối Tuyết Diêm sản xuất ở Sông Cầu được đem ủ và cho ra các loại nước mắm ngon, từ loại mắm nhĩ đặc biệt đến loại 1, loại 2, giá từ 70 – 120.000 đồng/lít là ăn ngon rồi. Nước mắm thơm lừng, nghe mùi là thèm đồ ăn. Dọc con đường Quốc lộ 1A đoạn qua Gành Đỏ có nhiều cửa hàng bán nước mắm để du khách gần xa mua về làm quà. Du khách có thể tham quan các cơ sở làm nước mắm, tìm hiểu cách người dân làm ra loại nước chấm thơm ngon.

5. Làng rượu Quán Đế

Rượu Quán Đế là thương hiệu rượu nổi tiếng của tỉnh Phú Yên, được sản xuất tại làng rượu Bình Thạnh Nam, xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu. Gạo hạt nhỏ được chọn làm nguyên liệu chính, lên men và sử dụng nguồn nước tinh khiết của địa phương tạo nên loại rượu trắng thơm ngon từng giọt.

lang-ruou-quan-de

Làng rượu Quán Đế có thương hiệu uy tín. Ảnh: Thị xã Sông Cầu – Phú Yên

Có khoảng hơn 30 hộ sản xuất trong làng nghề rượu, sản phẩm được đóng chai, có thương hiệu được bày bán ở các cửa hàng đặc sản trong tỉnh. Những ai đi bắc vào nam thường mang theo trong mình một chai rượu để tiếp khách hoặc làm quà, trang trọng, đậm tình.

6. Làng chiếu cói Phú Tân

Nghề dệt chiếu cói ở Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An có lịch sử hàng trăm năm với 249 hộ gia đình tương đương 600 lao động sản xuất. Sử dụng nguồn cói trồng từ cánh đồng 25ha ở địa phương, các sản phẩm chiếu dệt được bán phục vụ đời sống nhân dân địa phương và các tỉnh vùng Tây Nguyên. Tổng thu nhập bình quân hằng năm của làng nghề dệt chiếu là khoảng 5,3 tỉ đồng.

Làng dệt chiếu Phú Tân nhuộm màu cói. Ảnh: Sưu tầm

Cói được thu hoạch đem về phơi khô rồi nhuộm màu sau đó phơi lần nữa. Tiếp theo là công đoạn dệt chiếu với thủ công do 2 người dệt 1 tấm, khoảng 30 phút là xong 1 cái. Ngày nay nhiều gia đình trong làng nghề dệt chiếu Phú Tân đã mua các máy dệt chiếu hiện đại, tăng năng suất chiếu dệt ra, giảm sức người vất vả, tăng thu nhập kinh tế gia đình. Làng nghề Phú Tân là một trong những làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Phú Yên thu hút nhiều khách tham quan, trải nghiệm.

7. Làng thúng chai Phú Mỹ

Phú Yên sở hữu hơn 189 Km đường bờ biển, biển gắn liền với hoạt động mưu sinh của hầu hết bà con nhân dân. Trong đó nghề sản xuất phương tiện đi biển như làm thúng chai được cả làng Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An gìn giữ và phát triển từ bao đời nay. Sản phẩm thúng chai làng Phú Mỹ có đường kính từ 2 – 2,5 m, được làm tinh xảo và chắc chắn, đảm bảo an toàn cho những chuyến đi trên biển.

lang-thung-chai-phu-my

Du khách tham quan làng thúng chai Phú Mỹ. Ảnh: Thời Báo Việt Nam

Làng nghề thúng chai Phú Mỹ có 40 hộ đan thúng với hơn 120 lao động, thu nhập bình quân từ 3,5 – 4, 5 triệu đồng/tháng. Để có 1 chiếc thuyền thúng chai phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất và có nhiều người phụ trách mảng khác nhau như: thợ vót nan, thợ lận, thợ nức vành, thợ trét dầu, thợ gia công phân bò, …. Những chiếc thúng chai Phú Mỹ không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại của ngư dân trong nước mà đã xuất khẩu ra nước ngoài hàng trăm chiếc mỗi năm, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho làng nghề. Đến với làng Phú Mỹ du khách sẽ được theo dõi quá trình làm ra 1 chiếc thúng chai hoàn hảo, được nghe thuyết minh chính xác về các công động sản xuất, cũng như lợi ích của chiếc thúng chai đối với cuộc sống bao đời nay.

8. Làng chổi đót Mỹ Thành

Làng nghề làm chổi đót Mỹ Thành, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa có khoảng 1.000 lao động địa phương. Để có một sản phẩm hoàn chỉnh người làm chối đót phải trải qua 6 công đoạn: tướt đót, lăn con, bó cổ, bó cán, bện và gom thành phẩm. Trong đó công đoạn bó cổ, bó cán là khó nhất, đòi hỏi phải làm thật tỉ mỉ để ra sản phẩm tròn, đều và đẹp, quyết định chất lượng sản phẩm.

lang-choi-dot-phu-yen

Làng làm chổi đót Mỹ Thành cung cấp chổi lớn cho thị trường. Ảnh: Vietnamnet

Chổi đót là vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình, vì vậy nghề làm chổi đót cho đầu ra rất tốt, thu nhập bình quân mỗi tháng 3 – 5 triệu đồng. Cả làng nghề chổi đót Mỹ Thành sản xuất trung bình 100.000 cây chổi đót/tháng, giá bán ở thị trường 15.000 – 25.000 đồng/cây tùy vào độ dày mỏng khác nhau. Tham quan làng nghề truyền thống Mỹ Thành, du khách tự tay làm ra một sản phẩm và sử dụng thực tế để cảm nhận được sự khéo léo của người nghệ nhân làng nghề.

GỢI Ý TOUR THAM QUAN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG PHÚ YÊN:

07h00: HDV và xe Phú Yên Tour đón khách tại điểm hẹn khởi hành đi tham quan làng nghề.

07h30: Đoàn thưởng thức món bánh hỏi cháo lòng Hòa Đa, cảm nhận được hương vị của loại bánh tráng phơi sương

08h15: Tham quan làng nghề bánh tráng Hòa Đa, tìm hiểu các công đoạn tráng bánh. Du khách tự tay tạo ra cho mình những chiếc bánh tráng dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân. Sau đó thưởng thức bánh tráng cuốn rau sống chấm mắm ớt từ chiếc bánh tráng mà bạn đã làm.

09h40: Đoàn tham quan làng nghề dệt chiếu ở làng Phú Tân, tham gia trải nghiệm dệt thử một đoạn nhỏ tấm chiếu.

11h00: Đoàn dùng bữa trưa tại Đầm Ô Loan, thưởng thức sò huyết và các loại hải sản tươi ngon.

13h30: Tiếp tục hành trình tham quan Làng nghề nước mắm Gành Đỏ, đến cơ sở sản xuất nước mắm, nếm các loại nước mắm và mua làm quà.

15h30: Tham quan làng nghề làng thúng chai Phú Mỹ, tìm hiểu các công đoạn làm chiếc thúng chai đi biển. Du khách có thể tham gia trải nghiệm chèo thuyền thúng trên biển, được trang bị áo phao.

17h30: Kết thúc chương trình tham quan làng nghề truyền thống 1 ngày.

P/s: Trên đây là lịch trình gợi ý, quý khách có thể tham khảo hoặc liên hệ trực tiếp Phú Yên Tour để biết thêm về chi phí tour làng nghề, làm thêm các tuyến điểm phù hợp theo yêu cầu.

Các làng nghề truyền thống Phú Yên là địa chỉ văn hóa giá trị cho những du khách muốn tìm hiểu về văn hóa của cư dân Phú Yên. Tham gia các tour làng nghề truyền thống du khách sẽ góp phần bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa, bảo vệ các làng nghề trước sự tác động của xã hội hiện nay.

Theo Phú Yên Tour

Hãy Gọi Ngay 0905 91 58 59 (Hotline) để được Tư Vấn Trực Tiếp và nhận được NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI chỉ có ở Phú Yên Tour.