Giờ lễ của Nhà thờ Mằng Lăng ở Phú Yên khi nào?

Trước khi tìm hiểu giờ lễ của nhà thờ Mằng Lăng, xin giới thiệu đôi nét về nó. Nhà thờ Mằng Lăng thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 30 km về phía bắc, cách Quốc lộ 1A từ Thị trấn Chí Thạnh khoảng 2 km. Nhà thờ Mằng Lăng nằm ven con sông Kỳ Lộ, giữa thôn làng rợp bóng mát của cây cối xanh um, yên bình và lặng lẽ cùng dòng chảy thời gian. 

phu-yen-trip

Nhà thờ Mằng Lăng nằm trên tuyến đường di sản Phú Yên. Ảnh: Phú Yên Tour

Nhà thờ cổ Mằng Lăng xây dựng vào năm 1892 do linh mục Joseph de La Cassagne (thường gọi là Cố Xuân) khởi công xây dựng trong thời gian kéo dài 15 năm. Ông là linh mục Chánh xứ đầu tiên của giáo xứ này. Với lịch sử hơn 120 năm tồn tại và phát triển, Nhà thờ Mằng Lăng được coi nhà thờ cổ nhất tỉnh Phú Yên và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất của Việt Nam. Đây là địa chỉ nổi tiếng không chỉ của giáo dân mà còn là nơi thu hút du khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu, khám phá nét đẹp của nhà thờ trên mảnh đất Phú Yên xinh đẹp.

hoa-tim-bang-lang

Vẻ đẹp của hoa bằng lăng tím. Ảnh: Instagram

Vì sao có tên gọi là Nhà thờ Mằng Lăng?

Theo cách giải thích của người dân sống quanh khu vực này, cách đây hơn 100 năm ở vùng đất An Thạch có một khu rừng cây cối um tùm, cành cây phủ tán rộng, có nhiều loại cây lá hình bầu dục, hoa nở kết thành chùm màu tím hồng được gọi là hoa mằng lăng theo phương ngữ (tiếng phổ thông là hoa bằng lăng). Chính vì điều kiện tự nhiên khá thú vị mà người ta đã đặt tên cho nhà thờ bằng cái tên rất dễ thương và trìu mến, nhà thờ Mằng Lăng.

gio-le-nha-tho-mang-lang-phu-yen 2

Nhà thờ Mằng Lăng thu hút những du khách nước ngoài khi du lịch Phú Yên.

Nhà thờ Mằng Lăng có khuôn viên rộng hơn 5000 m2, xung quanh có rất nhiều cây xanh. Lối kiến trúc Gothic với hai lầu chuông, ở giữa là thập tự giá biểu tượng của thánh đường, ô cửa kính sắc màu. Từ ngoài đi vào, du khách sẽ thấy những mái vòm cong tựa như búp măng. Trên trần nhà thờ được lót la phông gỗ, chạm trỗ những hoa văn theo phong cách Phục Hưng như các nhà thờ ở Roma.

khong-gian-ben-trong-nha-tho-mang-lang

Không gian cổ điển của Nhà thờ Mằng Lăng. Ảnh: Phú Yên Tour

Các cánh cửa được chạm khắc tỉ mỉ, nhiều hoa văn họa tiết truyền thống Việt Nam, biểu thị sự mộc mạc, giản dị của con người nước ta. Với những du khách đến đây khi chụp ảnh nhà thờ đều trầm trồ trước sự cổ kính của tường sơn xám, một chút màu vàng hoài cổ ngỡ như trở về quá khứ những năm thế kỷ 19 ở Châu Âu. 

nha-tho-mang-lang-ve-dem

Nhà thờ Mằng Lăng về đêm. Ảnh: Instagram

Không chỉ đẹp về kiến trúc, nhà thờ Mằng Lăng chứa trong mình sự bí ẩn của cuốn sách bằng chữ Quốc Ngữ đầu tiên. Tính từ bên ngoài cổng nhà thờ, du khách nhìn sang bên phải sẽ thấy một quả đồi nhỏ, có cỏ cây bao phủ. Đi tiếp gặp một cánh cửa bằng gỗ dẫn lối vào đường hầm. Bên trong căn hầm nhỏ chính là nơi ghi lại các quá trình phát triển của nhà thờ Mằng Lăng, giới thiệu về thân thế cuộc đời của vị Á Thánh Andre Phú Yên (1625 – 1644), vị linh mục đầu tiên được phong thánh tại Tòa Tổng giám mục Vatican. Ngoài ra, có một chiếc hộp kính bảo quản cuốn sách đầu tiên được in bằng tiếng Việt mang tên “Phép giảng Tám ngày” do linh mục Alexandre de Rhodes (1591 – 1660), (người địa phương gọi là Cha Đắc Lộ), là một giáo sĩ nổi tiếng người Pháp biên soạn. 

kien-truc-nha-tho-mang-lang

Chạm khắc tinh xảo họa tiết truyền thống Việt. Ảnh: Phú Yên Tour

Cuốn sách Phép giảng Tám ngày ghi chép giáo lý của Thiên Chúa, được Tòa thánh Vatican cho phép in và xuất bản tại Roma, Italia năm 1651 với 319 trang, mỗi trang in thành 2 cột. Những trang sách được Alexandre de Rhodes hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latin. Qua nhiều lần chỉnh sửa và trở nên phổ biến rộng rãi, được chọn làm Quốc ngữ của Việt Nam hiện nay. 

cuon-sach-bang-chu-quoc-ngu

Cuốn sách đầu tiên bằng chữ Việt in năm 1651 tại Roma, Italia. Ảnh: Phú Yên Tour

Giờ lễ của nhà thờ Mằng Lăng khi nào?

Hầu như khắp các ngày trong tuần đều diễn ra hoạt động linh thiêng của bà con giáo dân địa phận giáo xứ Mằng Lăng. Du khách gần xa có thể tham khảo bảng giờ lễ nhà thờ Mằng Lăng để bố trí cho mình thời gian đến tham quan và hành lễ phù hợp.

GIỜ LỄ NHÀ THỜ MẰNG LĂNG:

gio-le-nha-tho-mang-lang

Mùa hè (tháng 2 – 9) và mùa mưa (từ tháng 10 – tháng 2). Ảnh: Phú Yên Tour

Ghé thăm Nhà thờ Mằng Lăng du khách có thể tham gia đóng góp vào Cô Nhi Viện Mằng Lăng, nơi bảo trợ trẻ em mồ côi. Những hiện vật lịch sử từ thế kỷ 19 vẫn còn được lưu giữ tại các gian trưng bày phía sau nhà thờ Mằng Lăng, gần với cổng Cô Nhi Viện. Du khách có thể lưu giữ những tấm ảnh đẹp xuyên thời gian.

co-nhi-vien-mang-lang

Một góc Cô Nhi Viện Mằng Lăng. Ảnh: Phú Yên Tour

mot-goc-co-nhi-vien-mang-lang

Đi thăm Cô Nhi Viện Mằng Lăng nơi bảo trợ trẻ em mồ côi. Ảnh: Phú Yên Tour

Dù qua bao biến thiên của lịch sử, cuộc sống ở Nhà thờ Mằng Lăng vẫn tiếp diễn trong nét hoài cổ, trầm mặc. Trên hành trình khám phá mảnh đất Phú Yên xinh đẹp đến những địa điểm nổi tiếng như Gành Đá Dĩa, Đầm Ô Loan, Hòn Yến, Bãi Xép, Đập Tam Giang, hãy dừng chân một chút trước nhà thờ cổ, để nghe thanh âm của thời gian.

Theo Phú Yên Tour